Tương lai của gia cầm sau năm 2050

Ðây là những dự đoán của Giám đốc điều hành Aviagen Jan Henriksen về “tương lai của thịt gà” và vai trò của nó trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới.

Giám đốc điều hành Aviagen Jan HenriksenProtein được ưa chuộng

Nhu cầu toàn cầu đối với gia cầm đang tăng tốc độ nhanh. Từ năm 1960 đến 2020, sản xuất trên toàn thế giới tăng vọt, trong đó châu Á dẫn đầu. Lý do: Thịt gà ngày càng trở nên phổ biến. Các nền kinh tế lớn từ Brazil đến Trung Quốc đang chuyển sang tiêu thụ gia cầm từ các loại thịt truyền thống được ưa chuộng. Trên thực tế, trong nhiều thập kỷ, gia cầm đã trở thành mặt hàng chăn nuôi được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các thị trường đang phát triển và mới nổi.

Năm 1960, tổng lượng tiêu thụ thịt gà dưới 10 triệu tấn và đến năm 2021, con số này đã tăng lên hơn 120 triệu tấn. Đến năm 2050, được dự đoán sẽ đạt 180 triệu tấn. Đó sẽ là mức tăng 1.200% từ năm 1960 đến năm 2050. Theo dữ liệu của Mỹ, tốc độ tăng trưởng của thịt heo gấp 3 lần và thịt bò gấp 10 lần. Thịt gà đang trên đà chiếm 41% tổng lượng thịt tiêu thụ vào năm 2030. Lần đầu tiên, người tiêu dùng sẽ tiêu thụ nhiều thịt gà hơn bất kỳ loại protein nào khác.

Những thách thức là gì?

COVID-19; Cuộc xung đột giữa 2 quốc gia Nga và Ukraine cung cấp 1/3 lượng ngũ cốc của thế giới; Dịch cúm gia cầm; Tác động môi trường của biến đổi khí hậu; Thông tin sai lệch về phúc lợi động vật… Chỉ một trong những thách thức này cũng có khả năng tàn phá an ninh lương thực. Khi những khó khăn tấn công cùng một lúc sẽ có một cơn bão lớn. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi gia cầm là đáp ứng nhu cầu protein của 10 tỷ người vào năm 2057. Với giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng bền vững và mức độ phổ biến ngày càng tăng trên toàn cầu, thịt gà mang đến một giải pháp thuận lợi. Đó là lý do tại sao “tương lai thịt gà” là nguồn protein quan trọng cho an ninh lương thực.

tương lai gia cầm

Chi phí sản xuất thịt gia cầm đang thấp hơn so với các loại thịt khác. Ảnh: Aviagen

Vì sao được ưa thích?

Gà có thể giúp giải quyết nạn đói trên thế giới, tăng cường sức khỏe và hạnh phúc.

Mọi người đều có thể sử dụng thịt gà. Thịt gà được chấp nhận rộng rãi, không có hạn chế lớn về tôn giáo hay văn hóa và khả năng chi trả giúp mọi người ở các mức thu nhập khác nhau dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát cao.

Chi phí sản xuất và để người tiêu dùng mua các loại protein động vật khác đang tăng lên đáng kể. Trái lại, giá sản xuất thịt gà so với tổng sản lượng đã giảm xuống còn 1/3 so với 30 năm trước, trong khi chi phí sản xuất các loại protein động vật khác đang tăng lên.

Thịt gà tốt cho con người. Cho dù chúng ta đang đối mặt với đại dịch sức khỏe toàn cầu hay các tác nhân gây căng thẳng khác, điều quan trọng là phải giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta mạnh mẽ. Thịt gà có hàm lượng protein cao và các chất dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết để xây dựng xương và mô chắc khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

 Thịt gà cũng có lượng khí thải carbon nhỏ nhất trong số tất cả loại protein động vật trên cạn, thải ra 1/4 lượng khí độc hại. Ngoài ra, sản xuất gà đòi hỏi ít tài nguyên thiên nhiên hơn như đất nông nghiệp và nước. Với việc giảm yêu cầu về nhà ở và giao thông vận tải, điện và khí đốt cũng được tiết kiệm.

Tương lai ra sao?

Cùng với dân số ngày càng tăng, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự thay đổi về nhân khẩu học xã hội và kinh tế xã hội. Đi kèm với những thay đổi này sẽ là các mô hình tiêu dùng không ngừng phát triển. Khi sản xuất lương thực tăng tốc để theo kịp tốc độ, sẽ có áp lực ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên toàn cầu. Tính bền vững và an ninh lương thực sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.

“Thịt gà là nguồn protein quan trọng cho an ninh lương thực trong tương lai của thế giới bởi đây là loại thịt có giá cả phải chăng, bền vững, dễ tiếp cận, lành mạnh và được chấp nhận rộng rãi”, ông Jan Henriksen, Giám đốc điều hành Aviagen cho biết. 

Hạnh Nguyên (Theo Poultryworld)