Quản lý chất độn chuồng hiệu quả
Trong điều kiện khí hậu tương đối ôn hòa, nền chuồng có thể bao gồm cát phủ lên trên một lớp chất độn tươi dày để cách ly với sàn nền. Ở những nơi có khí hậu lạnh hơn và/hoặc mùa đông khắc nghiệt, sàn nhà thường là bê tông, dễ làm ấm và do đó cần ít chất độn hơn. Trong việc lựa chọn loại chất độn chuồng, tính sẵn có và giá cả là những yếu tố tác động lớn nhất.
Các loại
Điều quan trọng trong lựa chọn chất độn chuồng là đặc tính hút ẩm, bởi vì một khi chất độn chuồng quá ướt, nó sẽ khó làm khô lại ngay. Hậu quả của chất độn chuồng ẩm ướt là các điểm lạnh, vi khuẩn phát triển, phồng rộp da (mụn nước) ở ngực và tổn thương bàn chân cũng như các vấn đề về hô hấp do nồng độ ammonia cao. Các loại chất độn chuồng thường được sử dụng là: Rơm được băm chặt nhỏ; Rơm lúa mì; Dăm bào gỗ; Mạt cưa; Cây lanh cắt nhỏ; Vỏ trấu lúa; Vỏ hướng dương; Hoặc thậm chí than bùn.
7 nguyên nhân gây ra chất độn chuồng ướt
Bệnh cầu trùng (cận lâm sàng) là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm ruột do vi khuẩn. Và nó cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề khó giải quyết về chất độn chuồng.
Các vấn đề sức khỏe khác có thể làm ướt chất độn chuồng như phân rất lỏng, ví dụ: bệnh Gumboro và Viêm phế quản truyền nhiễm (IB); một số chủng vi sinh vật ảnh hưởng đến thận, dẫn đến chất thải cực kỳ ẩm ướt.
Hệ thống nước uống được bảo dưỡng kém (bị rò rỉ).
Hút nước kém do phân lỏng chứa nhiều nước hoặc chất liệu độn chuồng kém.
Thông gió không đúng cách hoặc sưởi ấm không đủ: không khí lạnh lắng quá nhanh hoặc không khí ẩm ướt không được loại bỏ hiệu quả.
Sự khác nhau về cường độ chiếu sáng. Có thể thường thấy chất độn chuồng có chất lượng kém hơn ở những nơi có cường độ ánh sáng cao hơn. Gà thịt hoạt động nhiều hơn ở đó và tống chất thải nhiều hơn ở khu vực đó, làm cho chất độn chuồng bị ướt và bị kết chặt lại.
Hàm lượng muối hoặc khoáng quá cao trong nước uống và/hoặc trong thức ăn khiến gà thịt uống nhiều hơn, điều này tự động làm cho chất độn chuồng ẩm ướt hơn.