Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chăn nuôi gà

Trong chăn nuôi, ngoài các vấn đề như dinh dưỡng, dịch bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng thì môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng quyết định thành công.

Ảnh hưởng của độ ẩm không khí

Ðộ ẩm không khí trong chuồng là do gà thở, từ phân, máng nước, từ nước rơi vãi và hơi ẩm từ ngoài vào do không khí. Do đó, muốn đẩy lượng hơi nước thừa ra bên ngoài cần phải có hệ thống thông khí. Trong điều kiện nhiệt độ thấp rất khó quản lý ẩm độ vì gà ăn nhiều hơn, uống nhiều hơn và nước sẽ ra theo phân nhiều hơn. Ðộ ẩm của không khí tốt nhất trong chuồng nuôi là 60 – 70%, về mùa đông không quá 80%. Ðộ ẩm cao sẽ làm tăng các loại vi khuẩn, lớp độn chuồng sẽ trở nên ẩm ướt, nhàu nát, bẩn thỉu. Ðộ ẩm này sẽ có hại cho gà, hỏng màng nhầy khi bụi sinh ra nhiều. Không khí khô làm khô da, gây ra bệnh ngứa, gà sẽ ăn lông và cắn mổ nhau. Ngoài ra, độ ẩm thấp sự bốc hơi từ đường hô hấp tăng lên là cơ thể dễ bị lạnh.

Việc quản lý hệ thống thông gió có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Biện pháp thông khí tự nhiên là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ hệ thống cửa. Ðể thông gió tốt, người chăn nuôi cần hết sức chú ý đến thiết kế chuồng trại. Sai lầm phổ biến nhất là nhiều trang trại xây tường cho chuồng gà, đó là điều tối kị. Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là thiếu vốn và thiếu hiểu biết, nhiều nông hộ xây chuồng gà quá kín, không đảm bảo thông thoáng. Tất cả các nhân tố đó làm tổn hại tới sức khỏe vật nuôi cần phải được đẩy hết ra ngoài càng sớm càng tốt, đặc biệt vào những ngày trời nóng.

Môi trường sống cũng là yếu tố quyết định đến sự thành công trong chăn nuôi

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Trong tất cả các yếu tố của tiểu khí hậu, nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất. Trong thực tiễn, nhiệt độ thuận lợi là 22 – 250C, nhiệt độ nguy hiểm là 0 – 50C và 25 – 300C. Nhiệt độ gây chết là 40 – 430C.

Khả năng chống chọi lại không khí nóng tùy thuộc vào từng giống, gà nhẹ cân có thể chịu nóng dễ dàng hơn gà nặng cân. Khi bị choáng nóng gà mất hơn 20% nước theo không khí thở ra. Khả năng gà có thể chịu đựng được nóng đặc biệt phụ thuộc vào nhiệt độ mà chúng đã sống trước kia khi có nhiệt độ cao, do đó có thể huấn luyện cho gà quen với nhiệt độ cao hơn. Lưu ý tạo điều kiện để ổn định nhiệt độ như tạo ra tiểu khí hậu ổn định nhiệt.

Ảnh hưởng của ánh sáng

Ánh sáng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, lượng thức ăn, tỷ lệ tử vong, hiệu suất chuyển hóa thức ăn… Gà con mới nở đến 3 tuần tuổi, không chiếu sáng 24 giờ liên tục; Cứ 22 tiếng chiếu sáng thì có 2 tiếng trong bóng tối; 4 – 7 ngày tuổi chiếu 21 tiếng + 1 tiếng trong bóng tối; Sáng tối ngắt quãng sẽ giúp gà nghỉ ngơi; Ðồng bộ các hoạt động của gà với việc ăn uống; Lập thói quen ăn uống và hoạt động một cách tự nhiên cho gà, sẽ tăng tỷ lệ sống và tăng khối lượng gà; Cải thiện phản ứng kháng thể với việc tiêm vaccine. 8 – 14 ngày tuổi nên chiếu sáng ngắt quãng: Chế độ 4 + 2 (4h sáng + 2h tối) xem kẽ nhau. Sau 2 tuần tuổi, chỉ chiếu 10 h/ngày. Sau 3 tuần, chỉ chiếu 8 h/ngày. Khi gà chuẩn bị vào đẻ, tăng mỗi tuần 15 phút/ngày. Ví dụ: Gà chuyên trứng (từ tuần 16 chiếu 8 tiếng 15 phút, tuần 17 chiếu 8 tiếng 30 phút), tăng lên như vậy cho đến khi đủ 16 tiếng/ngày. Lưu ý thời điểm bổ sung ánh sáng, tuyệt đối không chiếu sáng bổ sung vào buổi tối và nửa đêm, tức là không chiếu thêm từ 18 –  2 h hàng ngày (để cho gà ngủ, hormone LH (gây rụng trứng) hoạt động); Chỉ chiếu sáng bổ sung sau 2h sáng. Cường độ ánh sáng tối thiểu 15 lux trong giai đoạn hậu bị là tối ưu cho sự phát triển cơ quan sinh dục và sản xuất trứng tiếp theo. Khi gà đẻ, có thể thấp hơn 30 – 60 lux, nhưng tối thiểu là 20 lux là đảm bảo phúc lợi.

Minh Phương