Kỹ thuật ấp trứng đà điểu

Để có được những con đà điểu giống chất lượng cao, phát triển tốt thì quá trình ấp trứng cần tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt.

Chuẩn bị trứng

Trứng chuẩn bị mang đi ấp cần nhặt ngay sau khi đẻ, tránh bị nhiễm khuẩn hoặc bị đà điểu bố mẹ giẫm nát. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi, cần giữ trứng ở nhiệt độ khoảng 180C, độ ẩm 55 – 60 % để phôi có thể phát triển tốt nhất.

Kiểm tra trứng trong quá trình ấp

 Tiến hành soi trứng và đánh dấu phần có bóng khí lại trước khi mang trứng đà điểu đi bảo quản. Xếp trứng có phần bóng khí hướng lên trên, tốt nhất là nghiêng 450 so với chiều thẳng đứng, đảo trứng 1 – 2 lần/ngày để giúp lòng đỏ chuyển dần về phía buồng khí. Để trứng ở nơi thoáng mát, không bị hấp thụ nhiệt.

Chọn trứng

Có 2 cách để lựa chọn được những quả trứng có chất lượng đảm bảo là theo ngoại hình hoặc qua soi đèn. Bẳng mắt thường có thể lựa chọn các quả trứng đạt tiêu chuẩn để ấp. Loại bỏ những quả có hình dáng khác thường như quá to, quá nhỏ, méo mó, quá mỏng, quá dầy, xù xì, rạn dập, quá dài hoặc quá tròn vì những quả trứng này có tỷ lệ ấp nở thấp, con non yếu hoặc dị tật.
Sau khi loại bỏ những quả có hình dáng đặc biệt cần kiểm tra bằng đèn soi để loại những quả không đủ tiêu chuẩn như không có phôi, rạn nứt, buồng khí không đúng vị trí. Đồng thời dùng bút khoanh đánh dấu nơi có buồng khí để khi ấp cho hướng lên trên. Trứng đà điểu sau khi kiểm tra phải được xông bằng hỗn hợp thuốc tím và formalin với liều lượng: 8,5 g thuốc tím (KMN04); 17 ml formalin; 17 ml nước cho 1 m3 buồng xông để khử trùng, diệt khuẩn.

Quy trình ấp trứng

Nếu ấp trứng trong máy ấp trứng đa kỳ – tức là trong máy luôn có trứng đã được ấp dài ngày. Trứng mới đưa vào ấp cần chuẩn bị vị trí để xếp đan xen giữa trứng đang ấp và trứng mới vào nhằm cân bằng nhiệt thải ra từ trứng cũ và nhiệt thu vào của trứng mới. Trứng mới cho vào cũng cần phải xông máy ấp bằng dung dịch thuốc tím và formalin để diệt khuẩn, tẩy trùng.
Nếu ấp trong máy đơn kỳ (chỉ ấp một lứa đến kết thúc mới vào tiếp lứa khác) thì phải vệ sinh, diệt khuẩn, tẩy trùng máy sau mỗi lứa ấp. Trứng ở trong phòng bảo quản cần được đưa ra ngoài trước 8 – 10 giờ để không bị lạnh, nóng đột ngột gây chết phôi.
Các yếu tố chi phối quá trình ấp:
Nhiệt độ: Phôi bên trong của trứng đà điểu chỉ phát triển khi nhiệt độ môi trường cao, nhiệt độ ấp trứng lớn hơn 35,50C. Nếu ấp bằng máy ấp đơn kỳ thì có 3 giai đoạn điều chỉnh nhiệt độ: Từ 1 – 10 ngày ấp, nhiệt độ 36,7 – 370C; Từ 11 – 34 ngày ấp, nhiệt độ 36,3 – 36,50C và ở giai đoạn 40 – 43 ngày ấp, nhiệt độ là 35,5 – 360C.
Nếu sử dụng máy ấp đa kỳ thì quá trình ấp trứng chi làm 2 giai đoạn: Từ 1 – 38 ngày, nhiệt độ 36,3 – 36,50C và giai đoạn 39 – 42 ngày, nhiệt độ 35,5 – 360C.
Độ ẩm: Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng, do đó cần khống chế độ ẩm trong lò ấp sao cho thích hợp nhất. Ở giai đoạn đoạn ấp, độ ẩm thích hợp là 20 – 25% và giai đoạn nở 40 – 45%.
Đảo trứng: Trong khi ấp cần phải đảo trứng thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình ấp trứng, lúc này phôi nằm trên đỉnh lòng đỏ. Bởi, nếu không đảo trứng thì phôi chuyển ngược lên và dính vào vỏ, trứng cần được xoay định kỳ 900 một góc xoay.
Kiểm tra trứng: Trong quá trình ấp trứng cần được soi để kiểm tra quá trình phát triển của phôi, loại bỏ những quả trứng không có phôi, trứng chết thối để tránh ảnh hưởng đến những quả trứng khác.
Quá trình soi trứng được chia thành 3 giai đoạn như sau:
– Khi trứng được ấp 10 – 11 ngày cần dùng đèn soi để kiểm tra phôi trong trứng;
– Soi trứng khi ấp được 22 – 23 ngày để kiểm tra lại sự phát triển của phôi;
– Sau khi trứng đã ấp được 38 – 39 ngày soi trứng lần cuối để loại những quả trứng chết phôi, trứng thối ra.
Sau khi kiểm tra thấy mỏ và chân đà điểu con đạp mạnh, bóng khí đã đạt 1/3 thì có thể chuyển trứng sang máy nở. Ở đây, trứng được xếp vào khay nở không cần đảo. Máy nở phải được chuẩn bị trước đó 3 – 5 giờ, vệ sinh sạch sẽ, khử trùng và bật máy đủ nhiệt độ mới chuyển trứng từ máy ấp sang.