Kiểm soát bệnh đầu đen ở gà Tây
Bệnh đầu đen là một vấn đề nhức nhối trong chăn nuôi gà Tây, bởi chưa có biện pháp điều trị thích hợp. Hiện, lựa chọn tốt nhất để kiểm soát căn bệnh này là hạn chế sự lây truyền của ký sinh trùng khi nó xâm nhập vào đàn.
Khó kiểm soát lây nhiễm
Gia cầm mắc bệnh đầu đen có tỷ lệ tử vong cao, vì không kiểm soát được sự lây lan của mầm bệnh do bệnh có những dấu hiệu rất khó nhận biết được. Ký sinh trùng Histomonas meleagridis đơn bào, siêu nhỏ gây bệnh đầu đen có thể lây nhiễm cho gà ở mọi lứa tuổi. Nó gây viêm manh tràng, sau đó hoại tử gan, cuối cùng làm chết gà. Mặc dù các tổn thương ở manh tràng và gan rất dễ phát hiện sau khi mổ khám kiểm tra. Tuy nhiên, điều này rất khó được thực hiện trong điều kiện sản xuất thương mại như hiện nay.
Hạn chế sự lây truyền của ký sinh trùng giúp giảm tỷ lệ tử vong ở gà
Vật chủ trung gian
H. meleagridis ký sinh trong trứng của giun kim (Heterakis gallinarum). Chỉ cần một vài con gà ăn phải trứng của H. gallinarum có chứa H. meleagridis là có thể làm bùng phát bệnh. Trứng của H. gallinarum cần khoảng 1 tháng để phát triển hoàn toàn thành giun. Đó là lý do tại sao giun không được tìm thấy ở những con gà bị bệnh. Bởi trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm ký sinh trùng, gà sẽ chết. Các tổn thương đặc trưng của bệnh xuất hiện ở manh tràng sớm nhất là 4 ngày sau khi nhiễm bệnh, trong khi tổn thương gan được phát hiện sau đó khoảng 1 tuần.
Phòng ngừa gần như không thể
Ngăn chặn sự xâm nhập của H. meleagridis vào chuồng trại đã được coi là một chiến lược kiểm soát, nhưng rất khó thực hiện được vì trứng giun có thể được tìm thấy bên trong và bên ngoài chuồng gà.
Có ba yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện trứng của H. gallinarum vào chuồng gà Tây. Trường hợp thứ nhất là có một cơ sở chăn nuôi gà thịt cách đó khoảng 1 dặm trở lại. Khi đó, những người chủ trang trại là vật chủ lý tưởng cho H. meleagridis bởi giun kim thường cư trú trong manh tràng của người. Người chăn nuôi bài thải trứng H. gallinarum có chứa ký sinh trùng. Sau đó, những quả trứng siêu nhỏ của H. gallinarum dính vào các đồ vật khác nhau như giày dép, dụng cụ nông trại hoặc giun đất, bọ cánh cứng. Vì vậy, các loài gây hại, thiết bị hoặc nhân viên dùng chung dụng cụ giữa các trang trại là yếu tố thứ hai làm tăng nguy cơ trứng H. gallinarum xâm nhập vào chuồng gà tây. Thứ ba, nếu dăm bào đang để bên ngoài cơ sở nuôi gà Tây, thì khả năng những quả trứng H. gallinarum chứa H. meleagridis sẽ được mang vào nhà khi dăm bào được chuyển vào trong nhà.
Chiến lược để hạn chế lây truyền
Việc hạn chế sự lây truyền của H. meleagridis là một lựa chọn thực tế hơn để kiểm soát bệnh đầu đen. Nó có thể hạn chế tỷ lệ tử vong từ cả đàn xuống chỉ một vài con.
Đầu tiên, người nuôi cần phải nhận ra được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Trong đó, đặc biệt chú ý xem phân gà có màu của lưu huỳnh hoặc hậu môn màu vàng hay không vì đây là dấu hiệu của bệnh suy gan. Những con gà Tây này nên được mổ khám và nếu phát hiện thấy các tổn thương trên manh tràng hoặc gan, cần phải thông báo cho bác sĩ thú y.
Nếu phát hiện bệnh sớm và chỉ số ít gà Tây trong đàn bị bệnh, phương pháp kiểm soát khả thi là dựng các vách ngăn. Tách các con bị nhiễm bệnh ra khỏi phần còn lại có thể làm giảm sự lây truyền của ký sinh trùng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các phân vùng nếu biết rõ những con nào bị bệnh. Trường hợp không chắc chắn, vách ngăn sẽ làm giảm không gian của gà, do đó tăng sự tiếp xúc giữa các gà bị bệnh và khỏe mạnh, tạo điều kiện để bệnh dễ lây lan hơn.
Tẩy giun không hữu ích
Tẩy giun trong thời gian bùng phát bệnh không hữu ích. Mặc dù ăn phải trứng giun là nguyên nhân khởi phát bệnh, nhưng không nên tẩy giun cho cả đàn vì thường chỉ có một số rất ít con ăn phải trứng bị nhiễm ký sinh trùng, và các loại thuốc tẩy giun thông thường không giết được trứng. Ngoài ra, một số người chăn nuôi cũng cho rằng việc tẩy giun sẽ dẫn đến kích ứng ruột. Tác động này làm tăng sự bong tróc của lớp niêm mạc manh tràng, là nơi H. meleagridis bám vào. Khi đó, ký sinh trùng sẽ được thải ra nhiều hơn.
Nguyễn An
Theo Thepoultrysite