Khẩu phần ăn chứa ngô vàng giảm bệnh FPD

Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ cho biết, ngô vàng có thể cải thiện tăng trưởng và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da bàn chân (FPD) ở gia cầm.

Bệnh FPD, các tổn thương và viêm nhiễm bề mặt bàn chân gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm vì ảnh hưởng đến phúc lợi động vật và giá trị sản xuất. FPD không những khiến vật nuôi đau đớn mà còn làm giảm sút chất lượng sản phẩm như sụt cân. Cụ thể, tổn thương ở lòng bàn chân gây biến đổi dáng đi của vật nuôi và làm giảm tăng trọng cơ thể và dẫn đến tình trạng kém ăn. Ngoài ra, những tiêu chí đánh giá chất lượng chân gà còn liên quan đến tiêu chuẩn phúc lợi động vật tại Mỹ và châu Âu. Theo nghiên cứu của Jong et al (2014), nhân tố lớn nhất gây ra FDP là do lớp đệm lót sinh học bị ẩm ướt.

Giải pháp phòng tránh FPD cần phải theo một lộ trình sử dụng thuốc hiệu quả, do đó cần phải thường xuyên kiểm tra phụ gia thức ăn và nước uống của vật nuôi. Các chất dinh dưỡng có thể giúp phòng tránh FPD đã được thử nghiệm trước đây gồm viatmin: Biotin, riboflavin, axit pantothenic, chất khoáng và axit amin: Methionine và cystine, enzyme thức ăn, electrolyte (Na, K) và nguyên tố vi lượng (Zn).

 

Hàm lượng carotenoid

Nghiên cứu về khẩu phần ngô cam thu thú sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu tại Mỹ đến từ các trường đại học và Công ty khoa học sinh học NutraMaize. Họ đã sử dụng khẩu phần ăn chứa ngô cam để so sánh với các khẩu phần chứa ngô vàng hoặc ngô trắng để đánh giá tác động lên mức độ nghiêm trọng của bệnh FPD ở gia cầm trong điều kiện đệm lót sinh học ẩm ướt.

ngô cam

Ngô cam chứa lượng carotenoid cao hơn ngô vàng và ngô trắng. Ngoài ra, các chất sắc tố có khả năng kháng ôxy hóa trong ngô cam giữ vai trò quan trọng với phát triển da và lông của gia cầm.

 

Phương pháp luận

Để đánh giá việc sử dụng carotenoid từ ngô cam không biến đổi gen trong ngăn chặn hoặc giảm FPD, các chuyên gia đã bổ sung điều kiện thử nghiệm là lớp đệm lót sinh học bị ẩm ướt. Ý tưởng này nhằm đánh giá hiệu lực bảo vệ khả thi của ngô cam đối với bàn chân của gia cầm, đồng thời đánh giá sự tích tụ carotenoid thông qua biến đổi sắc tố của gan và lớp mỡ.

Phân tích hệ vi sinh trong manh tràng của gia cầm để đánh giá sự khác nhau giữa lớp đệm sinh học khô, đệm sinh học ướt cũng như giữa 3 khẩu phần ngô.

Thử nghiệm gồm 708 gà mái giống Ross (40 con/chuồng) được đặt vào các chuồng rộng 3,71 m2 có đệm lót sinh học bằng phoi gỗ với mật độ 0,08 m2/con ở giai đoạn 1 ngày tuổi đến 42 ngày tuổi.

Gà con được nuôi trong 2 môi trường đệm lót sinh học khô, ướt và được cho ăn 1 trong 3 nghiệm thức chứa ngô cam, ngô vàng và ngô trắng. Mỗi khẩu phần sẽ kết hợp lớp đệm sinh học, sau đó được dọn sạch và được lăp lại 4 lần với lớp lót sàn mới.

Tất cả chuồng bắt đầu nghiên cứu với lớp đệm sinh học bằng phoi gỗ thông. Lớp đệm lót sinh học được làm ướt bằng vòi phun nước 1 lần/tuần để đạt ít nhất 60% hàm ẩm.

 

Phát hiện quan trọng

Các kết quả của nghiên cứu đã phát hiện khẩu phần chứa ngô cam làm giảm mức độ nghiêm trọng PFD, đặc biệt ở giai đoạn nửa cuối của nghiên cứu. Sau 27 ngày tuổi, các tổn thương ở bàn chân giảm dần ở nhóm gia cầm ăn khẩu phần chứa ngô cam, nhưng lại tăng dần ở nhóm gà ăn ngô trắng và ngô vàng. Khẩu phần ngô cam có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương bàn chân của vật nuôi dù trong điều kiện đệm lót sinh học khô hay bị ướt.

Từ căn cứ khẩu phần không gây ra thay đổi đáng kể đến hệ vi sinh đường ruột, các chuyên gia cũng khẳng định những tác động có lợi của ngô cam giàu carotenoid không được điều chỉnh bởi những thay đổi hệ vi sinh đường ruột mà bởi khu vực carotenoid qua cơ thể và vùng da chấn thương.

Một lợi ích không ngờ của ngô cam là làm tăng khối lượng cơ thể (BW) trung bình của gia cầm suốt nghiên cứu. Điều này trùng khớp với kết quả của nghiên cứu trước đây trên gà lông trắng được nuôi bằng ngô vàng bổ sung Vitamin A khi BW tăng từ ngày tuổi 14 đến lúc kết thúc thử nghiệm.

Không chỉ cải thiện tăng trọng của gia cầm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khẩu phần ngô cam làm tăng sắc tố trong gan và mỡ gia cầm.

Dũng Nguyên

(Theo Poultry Science)